🤨🤨 “Không nên để tay như vậy, phải để chỗ kia kìa nếu không sẽ làm hỏng định tuyến đấy!!!”
Đây là một câu rất phổ biến trong các lớp yoga. Vậy định tuyến là gì? Nếu định tuyến sai thì sao?
🌟🙋🏻♀️ ĐỊNH TUYẾN
〰️ Như chúng ta đã biết, việc tập các tư thế yoga là để duy trì sức khỏe của các cơ, khớp và nội tạng. Trên phương diện giải phẫu học, việc thực hành các tư thế yoga sẽ giúp kéo căng các bộ phận này và dần dần tăng cường sự chắc chắn và dẻo dai trong giới hạn của người thực hành.
〰️ Các cơ và khớp trong cơ thể được thiết kế để hoạt động với sự chịu tải khác nhau và có mức độ dẻo dai khác nhau. Các loại cơ khác nhau cũng có mức độ dẻo dai khác nhau. Ví dụ như cổ tay, không phải sinh ra để luôn chịu tải trọng cơ thể mà đó là chức năng của cổ chân. Cổ chỉ chịu sức nặng của đầu chứ không phải của cơ thể. Tương tự phần lưng dưới hoạt động để chịu tải cho toàn bộ phần lưng trên. Lưng dưới có thể gập trước, gập sau, gập hai bên và vặn xoắn. Mức độ dẻo dai của các khớp và cơ cũng khác nhau.
〰️ Sự thẳng hàng và định tuyến trong các tư thế yoga là cực kỳ quan trọng vì nó sẽ tăng cường tối đa tác dụng của yoga đối với cơ thể. Tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai mà không gây đau, khó chịu hay chấn thương.
〰️ Người tập phải nhớ những nguyên tắc cơ bản của các Asana khác nhau khi thực hiện. Điều quan trọng là phải nhớ được trọng tâm và mục đích của Asana.
🌟🙋🏻♀️ VÍ DỤ
〰️ Khi thực hiện tư thế gập trước, cần phải thẳng lưng và gập từ phần thắt lưng, không phải gập từ phần lưng giữa hoặc lưng trên.
〰️ Ở tư thế gập sau, phải cẩn thận khi dồn nhiều lực lên phần lưng yếu hơn đặc biệt là phần lưng dưới và cổ.
〰️ Ở các tư thế vặn xoắn, điều quan trọng là phải thẳng xương sống và không gập sang hai bên.
〰️ Ở các tư thế đứng, điều quan trọng là người tập phải ý thức được lượng lực dồn lên đầu gối.
〰️ Trong các tư thế thăng bằng, phải cố gắng tập trung giữ thăng bằng và không được ngã.
🌟🙋🏻♀️ CHÚ Ý
〰️ Không dãn hoặc kéo căng khớp quá giới hạn. Thông thường, việc định tuyến sai có thể làm ảnh hưởng và gây đau gối, mắt cá, cổ tay, khuỷu tay, vai, cổ và thắt lưng. Đôi khi, người tập kéo căng đến giới hạn tối đa khi thực hiện Asana. Điều này có thể gây ra những chấn thương cực nhỏ trong cơ thể. Nhưng về lâu về dài, nó có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
〰️ Do vậy, nếu ta nắm được điều này, không kéo căng quá sức thì sẽ dễ dàng tránh được chấn thương và tăng cường tối đa lợi ích của Asana.
Nguồn: tổng hợp
—
Nếu bạn chưa định tuyến cơ thể đúng và muốn học chuyên sâu để tập luyện tốt hơn, bạn tham khảo về khóa đào tạo HLV yoga tại Yoga Living nhé: https://yogaliving.com.vn/teacher-training/
Leave a Reply