☀️Nếu đã tập Yoga một thời gian, hẳn đã không ít lần bạn cảm thấy những cơn đau kì lạ xuất hiện, khi thực hiện một động tác, hoặc có thể là sau đó khi về nhà. Vậy ý nghĩa của cơn đau trong Yoga là gì, làm thế nào để phòng tránh, và quan trọng hơn nữa, liệu có nên phòng tránh?
🌻Có rất nhiều lý do khiến cơn đau được kích hoạt. Tuy nhiên, đối với mỗi người khác nhau, thì cơn đau lại mang những ý nghĩa rất khác nhau. Và như vậy, chúng ta cần phải chia cơn đau ra thành nhiều cấp độ cảm nhận, để có những hướng giải pháp phù hợp.
🍃Thứ nhất: cơn đau nhói. Cảm giác như bạn vô tình chạm phải một bình nước sôi đang đun nóng.
Nếu bạn cảm thấy đau nhói khi vào một động tác, thì rất có thể khu vực ấy đang chứa đựng một cơn đau hiện hữu, hay có thể gọi là một chấn thương.
Trong trường hợp này, nên nhẹ nhàng thoát tư thế, nghỉ ngơi và tránh tác động vào khu vực ấy. Hãy nằm nghỉ, hoặc trở về tư thế em bé nếu cần thiết. Hãy hít thở sâu, tập trung vào khu vực đau nhói và cảm nhận. Nếu cơn đau trở nên quá mức, hãy ra hiệu báo với giáo viên để nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Tùy vào mức độ, việc thăm khám bác sỹ hoặc có các chuẩn đoán tiếp theo cũng là điều khuyến khích thực hiện.
🍃 Thứ hai: cơn đau ê ẩm. Cảm giác nóng, hoặc buốt, hoặc khiến các bắp thịt trở nên run rẩy.
Cơn đau này xuất hiện khi bạn quá sức để cố vào một tư thế. Đây chưa hẳn là một chấn thương cần chữa trị, nhưng là một dấu hiệu báo cơ thể chưa sẵn sàng. Thông thường, đi kèm với cơn đau này, là sự thở gấp, hoa mắt, hoặc đôi khi, đổ mồ hôi lạnh.
Trong trường hợp này, nên trở lại một lựa chọn dễ hơn trước đó, có thể đặt tay trên sàn, hoặc dùng block hỗ trợ. Hoặc cũng có thể trở về các tư thế thư giãn như em bé. Đa phần, cơn đau này sẽ nhanh chóng biến mất khi thoát tư thế. Chỉ có điều nhịp thở sẽ rất khó để trở về như lúc đầu. Vì vậy, việc quan trọng hơn là tập trung lại vào hơi thở, bằng cách hít sâu hơn và thở ra chậm. Khi thực hiện đổi bên, hãy nhớ và thực hiện lựa chọn dễ hơn. Từng bước, từng bước một, đừng gấp.
🍃Thứ ba: cơn đau dễ chịu. Cảng giác căng nhẹ, như chạm vào nước ấm.
Cơn đau này xuất hiện khi bạn bắt đầu mở rộng cơ thể, vào sâu hơn tư thế. Đây là cơn đau mà bạn có thể dễ dàng kiểm soát và cảm nhận. Mặc dù gọi là đau, nhưng có khá dễ chịu, với mức độ vừa phải và khá thư giãn. Hãy tiếp tục giữ tư thế và cảm nhận. Nếu vẫn thoải mái, hãy hít thở sâu hơn nữa và khi thở ra, hãy tiếp tục mở rộng biên độ thêm một chút, từng chút một.
🍃Thứ tư: cơn đau tê bì. Cảm giác như bị kim châm, hay điện giật, giống cảm giác tê.
Cơn đau tê này thường gặp với người mới. Nhưng nó lại không liên quan nhiều lắm đến vị trí bị đau tê. Thay vào đó, nó liên quan đến sự tắc nghẽn của một bộ phận liền trước đó. Ví dụ tê bàn chân, có thể do khớp gối hoặc khớp hông bị chèn ép. Tê cổ do vai hoặc lưng trên bị căng cứng… Nếu rơi vào trường hợp này, hãy thường xuyên thay đổi vị trí mà cơ thể đang bắt chéo. Thông qua những tư thế, hoặc những chuỗi bài tập, các khớp cơ sẽ mở ra từ từ. Các mạch máu, mạch thần kinh, các tuyến sẽ trở nên thông suốt, khỏe mạnh và rồi sự tê sẽ dần biến mất.
🌿Hãy hiểu rằng, trừ trường hợp gắng sức, những chấn thương có thể được tạo ra trong khi tập luyện. Nhưng trên 90% trường hợp, cơn đau mà bạn phát hiện ra trong khi tập đã luôn hiện hữu trong cuộc sống. Chỉ có điều là khi tập Yoga, tâm trí chúng ta tập trung hơn vào cơ thể, và từ đó bắt đầu cảm nhận rõ hơn về mọi thứ.
🌼 Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn, khi có dấu hiệu của cơ đau xuất hiện bạn nên dừng lại và hỏi ý kiến của người có chuyên môn nhé!
💗Tham gia ngay các lớp tại #YogaLiving để được hướng dẫn bởi những giảng viên có chuyên môn và tránh đi những chấn thương không đáng có!
🔀Truy cập vào website để theo dõi lịch tập hằng ngày nhé!
🌐 Website: https://yogaliving.com.vn/
Hình: Internet
Leave a Reply